admin  /    04/03/2024  /    61 Lượt Xem  / 

Ngày 29/12/2023, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội đã ban hành Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015


Hướng dẫn thực hiện Điều 52 Luật Việc làm và một số điều của Nghị định 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm.

            Sau đây là những điểm mới về chính sách bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện từ 15/02/2024:

1. Hướng dẫn hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi công ty không có người đại diện

Để giải quyết vướng mắc về việc xin giấy xác nhận chấm dứt hợp đồng lao động khi làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã bổ sung thêm quy định sau đây:

Người lao động tại đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật hoặc người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền có nhu cầu chấm dứt hợp đồng lao động để hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh thực hiện theo quy trình tại điểm h khoản 2 Điều 16 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP đã được bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 61/2020/NĐ- CP.

Theo đó, tại công ty không có người đại diện theo pháp luật và người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền, nếu người lao động có nhu cầu nghỉ việc hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì chủ động đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh làm thủ tục xác nhận.

2. Bổ sung hướng dẫn tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp

Căn cứ khoản 3 Điều 1 Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH, mỗi tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp vẫn được tính từ ngày người lao động bắt đầu hưởng trợ cấp đến ngày đó của tháng sau trừ 01 ngày. Tuy nhiên với trường hợp trường hợp tháng sau không có ngày tương ứng thì ngày kết thúc của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp là ngày cuối cùng của tháng đó.

Ví dụ được Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH đưa ra như sau:

Ví dụ 4: Ông Cao Văn D được hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian là 05 tháng, từ ngày 01/01/2022 đến ngày 31/5/2022. Như vậy, tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp của ông D được xác định như sau:

Tháng hưởng thứ nhất là từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 31/01/2022;

Tháng hưởng thứ hai là từ ngày 01/02/2022 đến hết ngày 28/02/2022;

Tháng hưởng thứ ba là từ ngày 01/3/2022 đến hết ngày 31/3/2022;

Tháng hưởng thứ tư là từ ngày 01/4/2022 đến hết ngày 30/4/2022;

Tháng hưởng thứ năm là từ ngày 01/5/2022 đến hết ngày 31/5/2022.

 3. Công thức tính thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu

Căn cứ khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu xác định theo công thức sau:

 

Tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu

=

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu khi người lao động có tháng đóng chưa được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp

(nếu có)

+

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu khi người lao động bị hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp

(nếu có)

+

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu khi người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp

(nếu có)

+

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu khi người lao động không đến nhận tiền hưởng trợ cấp thất nghiệp

(nếu có)

+

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được xác nhận bổ sung sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp (đối với các trường hợp người lao động đã hưởng trợ cấp thất nghiệp có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp dưới 36 tháng khi giải quyết thì căn cứ thực tế vào thời gian đã đóng, hưởng trợ cấp thất nghiệp)

(nếu có)

4. Các trường hợp được bảo lưu thời gian đóng BHTN từ ngày 15/02/2024

Khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH sửa đổi bổ sung Điều 9 Thông tư 28/2015/TTBLĐTBXH quy định 05 trường hợp được bảo lưu thời gian đóng BHTN bao gồm:

(1) Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp khi người lao động có tháng đóng chưa được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp

Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 36 tháng đến đủ 144 tháng thì thời gian đóng chưa được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp được bảo lưu. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng thì những thời gian chưa được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp không được bảo lưu. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu ghi tại quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp.

(2) Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp khi người lao động bị hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp

Người lao động bị hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 61/2020/NĐ-CP thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu là thời gian đã được tính hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.

(3) Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp khi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp

Người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thuộc các trường hợp được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 5 Điều 21 Nghị định 28/2015/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 61/2020/NĐ-CP thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu tương ứng với thời gian còn lại mà người lao động chưa nhận trợ cấp thất nghiệp. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu được ghi tại quyết định về việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.

Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có việc làm thuộc trường hợp giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã thực hiện thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định nhưng chưa có bản sao hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc thì phải có cam kết thể hiện nội dung về ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã giao kết có hiệu lực, lý do chưa cung cấp được bản sao hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc và nộp bổ sung bản sao hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

(4) Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp khi người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp

Người lao động không đến nhận tiền và không thông báo bằng văn bản với cơ quan bảo hiểm xã hội sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với số tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp mà người lao động không nhận tiền trợ cấp thất nghiệp. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu tại quyết định về việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp.

(5) Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp đối với trường hợp người lao động được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận bổ sung thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp.

- Trường hợp người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ 36 tháng trở lên làm căn cứ để giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận bổ sung sẽ được bảo lưu để làm cơ sở tính hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.

- Trường hợp người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp dưới 36 tháng làm căn cứ để giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận bổ sung được bảo lưu theo nguyên tắc sau:

Số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp được xác nhận bổ sung để bảo lưu

=

Số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp đã xét hưởng trợ cấp thất nghiệp

+

Số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp xác nhận bổ sung

-

Số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với số tháng đã nhận tiền trợ cấp thất nghiệp

-

Số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng số tháng bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp

 

Lưu ý: Đối với các trường hợp tại điểm (2), (3), (4) thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu không bao gồm số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp đã được cơ quan bảo hiểm xã hội bảo lưu.

5. Không còn trường hợp người lao động được miễn thông báo về tình hình tìm kiếm việc làm hằng tháng

Căn cứ khoản 8 Điều 1 Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH có nêu bãi bỏ khoản 2 Điều 10 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH.

Như vậy, từ ngày 15/02/2024, không còn trường hợp người lao động được miễn thông báo về tình hình tìm kiếm hằng tháng. Thay vào đó, các trường hợp này được bổ sung vào nhóm các trường hợp không phải trực tiếp thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm.

* Khoản 3 Điều 10 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH được Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH sửa đổi như sau:

Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không phải trực tiếp thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm nếu thời gian thông báo về việc tìm kiếm việc làm nằm trong khoảng thời gian mà người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:

(1)- Nam từ đủ 60 tuổi trở lên, nữ từ đủ 55 tuổi trở lên;

(2)- Ốm đau có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;

(3)- Nghỉ hưởng chế độ thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền.

Riêng đối với trường hợp nam giới có vợ chết sau khi sinh con mà phải trực tiếp nuôi dưỡng con thì giấy tờ xác nhận là giấy khai sinh của con và giấy chứng tử của mẹ;

(4)- Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;

(5)- Bị hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;

(6)- Cha, mẹ, vợ/chồng, con của người lao động chết; người lao động hoặc con của người lao động kết hôn có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;

(7)- Đang tham gia khóa học nghề theo quyết định của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và có xác nhận của cơ sở đào tạo nghề nghiệp;

(8)- Thực hiện hợp đồng lao động xác định thời hạn dưới 03 tháng;

(9)- Đi cai nghiện tự nguyện có xác nhận của cơ sở cai nghiện hoặc xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;

(10)- Chuyển nơi hưởng trợ cấp theo quy định tại khoản 5 Điều 10 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH (sửa đổi tại Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH).

Người lao động  không phải trực tiếp thông báo tình hình tìm kiếm việc làm nhưng phải thông tin cho trung tâm dịch vụ việc làm (thông qua điện thoại, thư điện tử, fax, ...) về lý do không phải trực tiếp đến thông báo và trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày cuối cùng của hạn thông báo, đồng thời gửi thư bảo đảm hoặc ủy quyền cho người khác nộp bản chính hoặc bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh thuộc trường hợp không phải thông báo trực tiếp đến trung tâm dịch vụ việc làm.

6. Người lao động thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm trong trường hợp chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau

* Khoản 5 Điều 10 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH được Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH sửa đổi như sau:

Trường hợp ngày thông báo về việc tìm kiếm việc làm của người lao động nằm trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng trước ngày người lao động nộp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đến thì người lao động không phải trực tiếp thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm. 

Người lao động thực hiện việc thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đến theo quy định tại khoản 3 khoản 3 Điều 10 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH (sửa đổi tại Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH).

Trường hợp ngày thông báo về việc tìm kiếm việc làm của người lao động sau thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động thực hiện thông báo theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH.

Trường hợp người lao động đã nhận hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng chưa nộp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đến và không có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp nữa thì thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH với trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đi.

Trường hợp ngày thông báo về việc tìm kiếm việc làm của người lao động nằm trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng sau ngày người lao động nộp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đến thì người lao động phải trực tiếp thông báo về việc tìm kiếm việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH tại trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đến.

7. Người lao động đề nghị hỗ trợ học nghề tại địa phương khác nơi hưởng TCTN

Theo Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH, trường hợp người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp tại một địa phương mà đề nghị và được hỗ trợ học nghề tại địa phương khác thì trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động được hỗ trợ học nghề gửi 01 bản quyết định về việc hỗ trợ học nghề cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Trường hợp đã chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, sau đó đề nghị và được hỗ trợ học nghề tại địa phương khác nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thì trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đề nghị hỗ trợ học nghề gửi 01 bản quyết định về việc hỗ trợ học nghề cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi ban hành quyết định hưởng, đồng thời, xác định và gửi 01 bản quyết định về việc hỗ trợ học nghề cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp.

8. Danh sách Các mẫu biểu sửa đổi được thực hiện từ 15/02/2024: (mẫu biểu đính kèm tại Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2023)

TT

Mẫu số – tên mẫu biểu

Nội dung thay đổi theo TT15/2023/TT-BLĐTBXH

1

Mẫu 01 (TT15/2023)– Phiếu tư vấn, giới thiệu việc làm

- Bỏ, không xác định Nam, nữ;

- Kê khai theo Số định danh cá nhân/ CMND;

- Bỏ, không kê khai nơi thường trú;

- Bỏ, không xác kê khai dân tộc, tôn giáo.

2

Mẫu số 02 (TT15/2023) – Phiếu giới thiệu việc làm

- Bỏ, không xác định Nam, nữ;

- Kê khai theo Số định danh cá nhân/ CMND;

- Bỏ, không kê khai nơi thường trú.

 

3

Mẫu số 03 (TT 15/2023) – Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp

- Bỏ, không xác định Nam, nữ;

- Kê khai theo Số định danh cá nhân/ CMND;

- Bỏ, không kê khai nơi thường trú;

- Bỏ, không kê khai dân tộc, tôn giáo.

4

Mẫu số 04 (NĐ 61/2020/NĐ-CP) – Phiếu hẹn trả kết quả

Thực hiện theo mẫu 01 – NĐ 61/2020/NĐ-CP

5

Mẫu số 05 (TT15/2023) -Quyết định hưởng TCTN

-Thêm căn cứ Thông tư số 15/2023/TT-BLĐTBXH;

- Ghi theo Số định danh cá nhân/CMND;

- Bỏ, không ghi nơi thường trú.

 

6

Mẫu số 06 (TT 15/2023)- Quyết định về việc tạm dừng hưởng TCTN

-Thêm căn cứ Thông tư số 15/2023/TT-BLĐTBXH;

- Ghi theo Số định danh cá nhân/CMND;

- Bỏ, không ghi nơi thường trú.

 

7

Mẫu số 07 (TT15/2023)- Quyết định về việc tiếp tục hưởng TCTN

-Thêm căn cứ Thông tư số 15/2023/TT-BLĐTBXH;

- Ghi theo Số định danh cá nhân/CMND;

- Bỏ, không ghi nơi thường trú.

 

8

Mẫu số 08 (TT15/2023)-Đề nghị không hưởng TCTN

- Kê khai theo Số định danh cá nhân/ CMND;

- Bỏ, không kê khai nơi thường trú.

9

Mẫu số 9 (NĐ 61/2020) – Quyết định về việc hủy Quyết định hưởng TCTN

 

-Thực hiện theo mẫu 02 – NĐ 61/2020/NĐ-CP

10

Mẫu số 10 (TT15/2023)- Đề nghị chuyển nơi hưởng TCTN

- Kê khai theo Số định danh cá nhân/ CMND;

- Bỏ, không kê khai nơi thường trú.

11

Mẫu 11 (TT28/2015)– Giấy giới thiệu về việc chuyển nơi hưởng TCTN

Thực hiện theo mẫu số 11 – TT28/2015/TT-BLĐTBXH.

12

Mẫu số 12 (TT15/2023)- Công văn gửi BHXH về việc chấm dứt chi trả TCTN đối với ông/bà (chuyển hưởng đi)

 

- Ghi theo Số định danh cá nhân/CMND;

13

Mẫu số 13 (TT15/2023)- Công văn gửi BHXH về việc tiếp tục thực hiện chi trả TCTN đối với ông/bà (chuyển hưởng đến)

 

- Ghi theo Số định danh cá nhân/CMND;

14

Mẫu số 14 (TT28/2015)– BHXH thông báo TT.DVVL về việc NLĐ không đến nhận TCTN

Thực hiện theo mẫu số 14 – TT28/2015/TT-BLĐTBXH

15

Mẫu số 15 (TT28/2015)– Quyết định về việc bảo lưu thời gian đóng BHTN

Thực hiện theo mẫu số 15 – TT28/2015/TT-BLĐTBXH

16

Mẫu số 16 (TT15/2023) – Thông báo về việc tìm kiếm việc làm

 

- Kê khai theo Số định danh cá nhân/ CMND

 

17

Mẫu số 17 (TT 28/2015) – Đề nghị không thực hiện thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm

 

Bãi bỏ không thực hiện nữa

18

Mẫu số 18 (NĐ 61/2020) – Đề nghị hỗ trợ học nghề

-Thực hiện theo mẫu 03 – NĐ 61/2020/NĐ-CP

19

Mẫu số 19  (NĐ 61/2020) – Quyết định về việc hỗ trợ học nghề

 

-Thực hiện theo mẫu 04 – NĐ 61/2020/NĐ-CP

20

Mẫu số 20 (NĐ 61/2020)- Quyết định về việc hủy Quyết định hỗ trợ học nghề

-Thực hiện theo mẫu 05 – NĐ 61/2020/NĐ-CP

21

Mẫu số 21(TT28/2015) - Mẫu xác nhận về việc đã giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp

Vẫn Thực hiện theo mẫu số 21 – TT28/2015/TT-BLĐTBXH

22

Mẫu số 22 (TT15/2023)-Thông báo không được hưởng TCTN/hỗ trợ học nghề

- Ghi theo Số định danh cá nhân/ CMND

- Bỏ, Không ghi nơi thường trú

23

Mẫu số 23 (TT15/2023) - Thông báo về việc.... (có việc làm, thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an; hưởng lương hưu; đi học tập 12 tháng trở lên)

- Kê khai theo Số định danh cá nhân/ CMND

- Bỏ, Không ghi nơi thường trú

- Thêm nội dung: trường hợp NLĐ chưa có bản sao HĐLĐ hoặc HĐLV thì NLĐ phải cam kết thể hiện rõ ngày HĐLĐ hoặc HĐLV, lý do chưa có HĐLĐ hoặc HĐLV và sẽ nộp bổ sung trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được HĐLĐ hoặc HĐLV

24

Mẫu số 24 (TT15/2023) - Quyết định về việc chấm dứt hưởng TCTN

Thêm căn cứ Thông tư số 15/2023/TT-BLĐTBXH

- Ghi theo Số định danh cá nhân/CMND; cấp ngày tháng năm ghi rõ (không được ghi tắt)

- Bỏ, không ghi nơi thường trú